Điện dân dụng là gì?
Điện dân dụng ảnh hưởng lớn trong cuộc sống hiện nay
Điện dân dụng được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay, nó đóng vai trò cố định trong sản xuất và kinh doanh, liên quan đến sử dụng điện, đồ dùng điện như quạt điện, nồi cơm, tivi, tủ lạnh… Hoặc những đồ dùng điện lắp theo dự án có quy mô lớn.
Tại Việt Nam, điện dân dụng có ở khắp mọi nơi từ thành phố đến nông thôn hay các vùng hải đảo xa xôi.
Thiết bị điện dân dụng là gì?
Thiết bị điện dân dụng là một số loại thiết bị điện được sử dụng nguồn điện để điều hành và làm các công việc liên quan trực tiếp đến điện áp. Nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trong nhiều hoạt động sản xuất, mô hình kinh doanh hay trong sinh hoạt hằng ngày.
Khi lắp đặt và sử dụng thiết bị điện, người dùng cần lưu ý một số điểm sau: mua thiết bị chất lượng để đảm bảo độ bền cao, đừng quên chú ý đến tính năng tiết kiệm điện, thiết kế thông minh và yếu tố thẩm mỹ….
Thiết bị điện dân dụng bao gồm những loại nào?
Thiết bị điện dân dụng bao gồm nhiều loại khác nhau.
Đồ điện trở nên tất yếu, bắt buộc trong cuộc sống hàng ngày và cần thiết với đời sống cọn người. Dưới đây là một số loại thiết bị điện dân dụng phổ biến:
- Thiết bị truyền dẫn điện có chức năng năng tải và phân phối nguồn điện: có nhiệm vụ chính trong việc dẫn điện điện từ máy phát đến các thiết bị điện: máy biến áp, sứ cách điện, cáp…
- Thiết bị đóng cắt điện: có nhiệm vụ đóng cắt các mạch điện để liên kết các dây của hệ thống điện chủ: cầu dao, công tắc tơ…
- Thiết bị bảo vệ: có nhiệm vụ giảm thiểu tối đa các hậu quả do các sự cố điện gây ra: cầu chì…
- Thiết bị trong văn phòng: máy in, máy vi tính, máy fax…
- Thiết bị trong lĩnh vực giải trí: tivi, máy quay phim, máy chiếu…
- Thiết bị sử dụng trong nhà bếp: lò nướng, lò vi sóng, tủ lạnh…
Cách kiểm tra các thiết bị điện dân dụng
Kiểm tra thiết bị điện dân dụng thường xuyên để kịp thời thay thế.
Để tránh tình trạng cháy nổ và giảm thiểu sự cố điện ở mức thấp nhất, hãy kiểm soát hệ thống đường dây điện, đảm bảo thiết bị điện dân dụng đạt chuẩn. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến thiết bị điện dân dụng sau:
Với những ngôi nhà xây dựng khoảng 3-5 năm thì hệ thống điện lắp đặt vẫn còn tương đối ổn định. Tuy nhiên, với những công trình xây dựng từ 10-20 năm kết cấu hạ tầng và đường dây điện sẽ bị xuống cấp.
Đường dây nhầm bên trong tường hoặc những đường điện ngay bên ngoài tưởng được lắp đặt từ lâu, chắc chắn độ an toàn của chúng cũng không được đảm bảo.
Bên cạnh đó, môi trường xung quanh cũng phần nào đó quyết định đến tuổi thọ và độ an toàn của thiết bị điện. Đường dây điện bên ngoài hay bị các sự cố về bão gió làm đứt hoặc nắng mưa khiến vỏ bọc bị hư hại gây chập hay rò rỉ.
Kiểm tra và thay thế và lắp đặt hệ thống mới định kỳ là điều cần thiết và nên làm để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn đủ chuyên môn để thực hiện, nếu không hãy tìm kiếm địa chỉ sửa chữa điện.
Hi vọng bài viết trên mang đến cho bạn những thông tin tin hữu về điện dân dụng và thiết bị điện dân dụng.